Quy trình xây móng nhà được thực hiện như thế nào?

Quy trình xây móng nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng nên một ngôi nhà. Bởi nó sẽ quyết định đến sự bền vững của cả công trình. Hiện nay để xây dựng được các công trình lớn, người ta đã nghĩ ra rất nhiều loại móng khác nhau. Nếu như không lựa chọn được móng nhà phù hợp với điều kiện địa chất thì hậu quả mà bạn nhận được sẽ rất khó lường. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin khái quát về các loại móng thường gặp cũng như quy trình để xây dựng móng nhà. Hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn được loại móng phù hợp.

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn được biết đến với tên gọi khác là móng nền. Đây là phần tử dưới cùng của một công trình, đóng vai trò truyền tải khối lượng công việc xuống đất.

Quy trình xây móng nhà để có một nền nhà vững chắc

Các loại móng thường gặp trong xây dựng nhà ở

Hiện nay, có 4 loại móng phổ biến thường được sử dụng trong các công trình nhà ở. Mỗi loại móng sẽ có một quy trình xây móng khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ đặc điểm cũng như chức năng của từng loại để tránh thực hiện sai quy trình xây móng nhà.

Móng đơn

Đây là loại móng hỗ trợ một cột hoặc một cụm cột kết hợp với nhau giúp sinh ra tác dụng lực. Móng đơn thường được đặt dưới chân cột điện hay cột nhà,…

Cấu trúc móng đơn có thể cứng, mềm hoặc kết hợp giữ cứng và mềm. Khi nằm riêng lẻ trên mặt đất, móng đơn có thể có nhiều hình dạng khác nhau như vuông, tròn, chữ nhật,… Để tiết kiệm chi phí nhà nhỏ, móng đơn chính là giải pháp được lựa chọn hàng đầu.

Móng băng

Móng băng có dạng một dải dài, độc lập hoặc cắt ngang để đỡ tường và cột. Móng băng được lựa chọn nhiều nhất trong xây dựng nhà ở vì nó dễ thi công và có độ lún đều.

 

Móng băng được xây dựng bằng cách đào móng xung quanh khuôn viên hoặc đào song song. Móng băng sẽ có dạng bàn cờ trên mặt đất khi tường và cột có cả hai hướng và giao nhau.

Móng bè

Móng bè thường được sử dụng cho những khu vực có nền đất yếu. Để giảm áp lực thi công móng bè sẽ được trải dưới toàn bộ kết cấu để tạo sự chắc chắn.

Móng cọc

Móng cọc được cấu tạo bởi cọc và đài cọc, giúp truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất đá sỏi ở sâu bên dưới.

Quy trình xây móng nhà cho từng loại

Dưới đây là quy trình làm móng cơ bản cho từng loại móng phổ biến nhất hiện nay. 

Quy trình xây móng đơn

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thực hiện làm móng, bạn cần vệ sinh mặt bằng, chuẩn bị vật tư, thiết bị, máy móc cũng như nhân công xây dựng.

Bước 2: Đóng cọc

Xác định vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách đóng cọc. Cần chú ý độ lún của đất khi thi công công trình trên nền đất yếu. Nền và đất có thể được gia cố bằng cọc tre, cừ hoặc tràm.

Bước 3: Đào hố móng

Khi cọc đã cố định, ta tiến hành đào hố móng cọc. Chiều sâu và chiều rộng của hố móng phải được đảm bảo để chịu được tải trọng của cả công trình.

Bước 4: Làm phẳng bề mặt móng

Có thể dùng đất để trải đều trên bề mặt hố, sau đó, dùng máy dầm để làm phẳng bề mặt.

Bước 5: Đổ bê tông móng

Dưới bê tông móng, các thanh giằng hoặc các kết cấu tiếp xúc với đất khác sẽ đóng vai trò là lớp lót móng. Lớp bê tông này sẽ ngăn cản sự bốc hơi nước của lớp bên trên, đồng thời làm phẳng bề mặt hố móng. Bên cạnh đó, lớp bê tông móng sẽ hạn chế tối đa sự biến dạng của đất trước tác động bên ngoài.

Bước 6: Gia công cốt thép

Phần móng thép trước khi đưa vào thi công phải được xem xét kỹ lưỡng, đáp ứng được quy trình kỹ thuật khi gia công để đảm bảo chất lượng cuối cùng.

Bước 7: Đổ bê tông móng

Trước khi đổ bê tông móng cần kiểm tra nền và trộn vữa. Nếu nền có nước đọng thì phải làm khô trước khi đổ. Để lớp bê tông móng có chất lượng tốt nhất, bạn phải trộn đúng tỷ lệ cát, đá, xi măng và nước.

Bước 8: Tháo cốt pha và dưỡng nền

Bạn có thể loại bỏ lớp nền và thực hiện dưỡng từ sau 1 đến 2 ngày. Có một số phương pháp bảo dưỡng lớp móng như: phun nước liên tục, giữ ẩm bằng bao ni lông, ván khuôn hay phun hợp chất lên bề mặt bê tông để hạn chế sự thoát hơi,…

Quy trình xây móng nhà là nền tảng để xây dựng một căn nhà vững chắc

Quy trình xây móng băng

Bước 1: Chuẩn bị

Làm tương tự như móng đơn.

Bước 2: Đào móng

Bạn cần xác định trục công trình trên thửa đất căn cứ vào hồ sơ thiết kế. Tiếp theo là đào móng theo trục và dọn sạch khu vực móng vừa đào

Bước 3: Gia công cốt thép

Thép yêu cầu sạch, không gỉ và không có bùn. Sử dụng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn các mối nối để tạo ra những cột thép chắc chắn.

Bước 4: Đóng lõi pha

Giai đoạn gia cố cần được chú trọng trước khi đổ bê tông. ác vị trí tiếp xúc được gia cố bằng đinh, ván khuôn không được mục nát.

Bước 5: Đổ bê tông và bảo trì

Tương tự như thi công móng đơn.

Nền móng là nền tảng cơ bản của mọi ngôi nhà và của thiết kế nội thất

Quy trình xây móng bè

Bước 1: Chuẩn bị

Tương tự như móng đơn

Bước 2: Đào hố và xây tường móng

Diện tích đất xác định dựa trên hồ sơ thiết kế sẽ được sử dụng để đào hố móng. Trong giai đoạn tiếp theo, đội thi công sẽ tiến hành xây dựng ường móng.

Bước 3: Đổ bê tông

Đổ bê tông móng bè theo lớp, độ dày mỗi lớp từ 20 – 30cm. Đổ lần lượt theo thứ tự, lớp dưới bắt đầu đông thì đổ lớp trên.

Bước 4: Bảo trì

Tương tự với móng đơn

Quy trình xây móng nhà

Quy trình xây móng cọc

Các bước làm móng cọc tương tự như móng đơn và băng.

Như vậy, Man Decor đã giới thiệu tới bạn những thông tin liên quan đến từng loại móng từ khái niệm cho tới quy trình xây móng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất trong việc lựa chọn loại móng cho nhà mình. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc thiết kế kiến trúc nhà hay thiết kế nội thất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.