Những sai lầm khi thiết kế nhà bếp

Bên cạnh những không gian như phòng khách, phòng ngủ, thì thiết kế nhà bếp cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các gia chủ.  Bởi phòng bếp là nơi cả gia đình cùng nhau nấu nướng và ăn uống. Đây là không gian thể hiện tình yêu thương và sự hạnh phúc của một gia đình. Tuy nhiên, trong thiết kế nhà bếp, bên cạnh những chi tiết phổ biến thì thường có những chi tiết rất nhỏ nhưng nếu gặp phải sai lầm có thể sẽ khiến cho căn bếp trở nên lộn xộn và kém hữu ích hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những sai lầm khi thiết kế nhà bếp để có cho mình và người thân một không gian sinh hoạt, ăn uống thoải mái nhất.

Một số sai lầm thường gặp trong thiết kế nhà bếp

Sử dụng sàn nhà bếp không phù hợp

Hiện nay, một trong những vật liệu được sử dụng nhiều nhất cho thiết kế nội thất đó là gỗ công nghiệp. Mặc dù, có tính năng vượt trội, độ bền và khả năng chống ẩm tốt nhưng nếu bạn lựa chọn gỗ công nghiệp để làm sàn nhà bếp thì chắc hẳn đây sẽ là một sự lựa chọn sai lầm. Bởi, sàn nhà trong phòng bếp thường xuyên ẩm ướt do nước trên bồn rửa chén hay những vật dụng còn ướt gây ra. Sàn có thể bị bong tróc và trở nên bừa bộn và rối mắt. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ về việc có nên sử dụng sàn gỗ trong thiết kế nhà bếp hay không.

Bên cạnh gỗ công nghiệp, bạn có thể lựa chọn sàn bếp bằng gạch. Nếu lát sàn bằng vật liệu này, căn phòng sẽ trở nên sạch sẽ và ấm cúng hơn, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề vệ sinh hay sàn xuống cấp. 

Sử dụng sàn nhà bếp phù hợp trong thiết kế nhà bếp

Ngoài ra, nếu muốn tạo nên sự độc đáo cho căn phòng, bạn cũng có thể thử kết hợp hai vật liệu phổ biến này với nhau. Chắc chắn chúng sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Thiết kế nhà bếp hông có khoảng cách giữa các thiết bị

Nhiều người cho rằng phòng bếp chỉ cần có đủ không gian cho các thành viên ngồi ăn uống là đủ nên đôi khi đã hạn chế khoảng không gian dành cho các thiết bị. Bạn không nên đặt các thiết bị nhà bếp quá gần nhau, điều này có thể dẫn đến việc hư hỏng. Thay vào đó, bạn nên giữ một khoảng cách nhất định, ví dụ như tủ lạnh và lò vi sóng nên để cách xa nhau.

Tạo khoảng trống quá nhiều cho phần chân dưới tủ bếp

Trong thiết kế nội thất truyền thống, việc sử dụng một chiếc tủ bếp có chân quá cao sẽ khiến cho bạn gặp không ít khó khăn về vấn đề dọn dẹp, vệ sinh. Bạn có thể lựa chọn những mẫu tủ có chân thấp hoặc những chiếc tủ treo tường trong thiết kế nhà bếp, việc lau dọn của bạn sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm không gian một cách hiệu quả.

Thiết kế nhà bếp không đủ ánh sáng

Giống như hầu hết những không gian khác trong nhà, phòng bếp cũng cần có một lượng ánh sáng nhất định. Căn bếp nhà bạn sẽ trông rộng rãi hơn với cách bố trí ánh sáng hợp lý. Trong trường hợp chiếc tủ bếp của bạn có màu sắc trầm hoặc hơi tối, hãy lắp thêm đèn để chiếc tủ trông bắt mắt hơn.

Ngoài ra, bạn nên lắp đặt thêm một số đèn với ánh sáng hắt từ mặt dưới tủ bếp xuống, tránh lắp ở trên trần, chú ý lắp đèn trên bàn ăn. Thiết kế nhà bếp có nhiều ánh sáng sẽ thuận tiện cho việc sử dụng.

Thiết kế nhà bếp đủ ánh sáng

Sắp xếp thiết bị trong thiết kế nhà bếp không hợp lý

Như đã nói trên, việc bố trí sắp xếp hay lựa chọn đồ dùng nhà bếp không phù hợp có thể gây nên rất nhiều sự bất tiện cho việc sử dụng sau này. Các đồ dùng được sử dụng tại đây bạn nên cân nhắc thật kỹ về tính năng cũng như độ bền nếu muốn sử dụng cho mục đích lâu dài. Bên cạnh đó, yếu tố thẩm mỹ cũng là điều không nên bỏ qua. Bạn nên thiết kế và kết hợp hài hòa giữa màu sắc và hoạt tiết trên các đồ dùng.

Không tận dụng các góc tủ bếp trong thiết kế phòng bếp

Giống như phòng khách, phòng bếp cũng có những góc tường khá thô kệch. Thay vì bỏ qua chúng, tại sao bạn không tận dụng để tối ưu hóa không gian? Bạn có thể đặt những chiếc kệ góc tường nhỏ để đặt để các vật dụng thường dùng và sắp xếp căn bếp trở nên gọn gàng, sạch sẽ.

Tận dụng góc bếp trong thiết kế

Bồn rửa không tiện lợi

Là một trong những thiết bị không thể thiếu trong nhà bếp, bồn rửa cần phải phát huy được hết công năng của mình. Bạn nên lựa chọn loại bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao. Ngoài ra, các chuyên gia còn khẳng định rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.

Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực

Nếu vì để tiết kiệm diện tích mà bạn lắp tủ bếp tại khu vực tường có khả năng chịu lực kém thì sẽ hạn chế đi công năng của chiếc tủ. Bạn chỉ nên đặt tủ tại vị trí chắc chắn và thuận tiện cho việc sử dụng.

Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi

Cuối cùng, một sai lầm mà rất nhiều người đã mắc phải khi thiết kế nhà bếp đó là sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi. Việc sắp xếp đồ dùng quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ phần nào ảnh hưởng tới công năng sử dụng của chúng. 

Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi trong thiết kế nhà bếp

 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.