Những loại gỗ công nghiệp phủ bề mặt cao cấp nhất hiện nay

Xu hướng sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất ngày càng được nhiều gia chủ ưa chuộng bởi gỗ công nghiệp ngày nay có nhiều cải biến và có nhiều ưu điểm vượt trội không kém gì các loại gỗ tự nhiên, đồng thời gỗ công nghiệp còn có giá thành phải chăng phù hợp với mức chi tiêu của một phân khúc khách hàng nhất định.

5 loại gỗ công nghiệp phủ bề mặt cao cấp nhất hiện nay

Phủ bề mặt gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất theo quy trình sản xuất gỗ nghệ hiện đại khắc phục được tình trạng cong vênh và co ngót, gia tăng độ bền tuổi thọ gỗ. Tuy nhiên, để gỗ công nghiệp không chịu sự tấn công của mối mọt và có độ thẩm mỹ cao thì gỗ cần được phủ một loại lớp phủ bề mặt, chính những lớp phủ này sẽ đem đến vẻ đẹp tự nhiên sang trọng và gia tăng tính thẩm mỹ cho gỗ. Trên thị trường gỗ công nghiệp hiện nay có 5 loại lớp phủ bề mặt được các chuyên gia nội thất đánh giá cao và được nhiều gia chủ ưa chuộng.

Gỗ công nghiệp cao cấp mang đến vẻ đẹp sang trọng

Đặc trưng của từng loại lớp phủ

Lớp phủ Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát có độ dày từ 0.3mm > 0.6mm. Lớp phủ veneer được dùng để dán lên các cốt gỗ công nghiệp thông thường là MDF, ván dán hoặc Finger, cốt gỗ dăm. Sau khi hoàn thành công đoạn dán veneer lên cốt gỗ, các thợ thủ công sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để tạo độ trơn bóng cho gỗ.

Ưu điểm:

  • Giữ được màu sắc và vẻ đẹp của màu vân gỗ tự nhiên.
  • Dễ dàng gia công và cắt ghép
  • Chi phí thấp hơn so với gỗ tự nhiên.
  • Có thể thiết kế, tạo hình những đường cong, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước kém, cốt gỗ vẫn có thể bị ngấm nước  
  • Dễ bị cong vênh, rạn nứt khi gặp phải những va đập mạnh.
  • Nội thất gỗ nên được đặt ở những nơi cố định và ít phải di chuyển, hạn chế tiếp xúc với nước.

Lớp phủ Melamine

Melamine thực chất là một lớp giấy trang trí được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem. Được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ dăm hoặc ván mịn (MDF) bằng máy ép nhiệt.

Gỗ công nghiệp màu sắc tinh tế

Ưu điểm của lớp phủ Melamine:

  • Melamine có màu sắc phong phú, đều màu, bề mặt đa dạng không bị phai màu, loang màu, không gây tình trạng nứt nẻ, hạn chế tình trạng thấm nước.
  • Bề mặt trơn bóng, dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
  • Chịu được lửa (ở khoảng cách và nhiệt độ nhất định)
  • Giá thành lớp phủ Melamine thường khá mềm nên được ứng dụng rộng rãi tại các văn phòng trong các thiết kế bàn làm việc,  giá sách hay tủ, hộc …

Nhược điểm của lớp phủ Melamine:

  • Hạn chế khả năng gia công tạo hình cho sản phẩm hay những đường cong, uốn lượn.
    • Khả năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn.
    • Độ bám dính không cao phải được ép dán trực tiếp

Lớp phủ sơn

Gỗ công nghiệp phủ sơn bề mặt độc đáo

Ưu điểm:

  • Màu sơn rất đa dạng có thể tùy chọn
  • Giá thành lớp phủ bề mặt này rẻ hơn so với Acrylic.
  • Đem lại sự khác biệt về mặt thẩm mỹ so với các loại lớp phủ khác.
  • Màu sắc và đặc tính của lớp phủ này đặc biệt phù hợp với không gian nội thất cổ điển.

Nhược điểm:

    • Sử dụng loại sơn không tốt thì lớp sơn sẽ nhanh xuống màu, khả năng bảo vệ cốt gỗ kém.
    • Công nghệ kỹ thuật phun sơn không đảm bảo sẽ khiến lớp sơn dễ bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ.

Lớp phủ Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, dày hơn Melamine rất nhiều, khoảng 0.5-1mm tùy từng loại (có thể phân biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate được ưa chuộng nhất thường có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm.

Gỗ công nghiệp màu vân gỗ chân thật

Ưu điểm:

  • Màu sắc khá phong phú, đều màu, bề mặt đa dạng.
  • Có thể tạo hình hay những đường uốn cong để phù hợp với phong cách thiết kế nội thất.
  • Có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước, không bắt lửa, chống thấm nước, chống mối mọt phá hoại.

Nhược điểm:

    • Giá thành cao so với các loại lớp phù bề mặt gỗ công nghiệp khác
    • Lớp phủ laminate thường được dán trên các loại cốt gỗ như MDF hay gỗ ván dăm. Độ bền của gỗ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán ép và chất liệu keo.

Lớp phủ Arcylic

  • Acrylic là tên gọi của một loại lớp phủ bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại và tính ứng dụng cao trong nhiều không gian nội thất. Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.

Ưu điểm:

  • Màu sắc vô cùng phong phú. Bóng đẹp, sang trọng, tính hiện đại cao.
  • Tạo cảm giác sang trọng.
  • Rất bền màu, không bị phai màu theo thời gian.
  • Có khả năng uốn dẻo cao, chịu lực lớn.
  • An toàn với môi trường, không độc hại mặc dù là gỗ công nghiệp

Nhược điểm:

  • Nếu đặt các vật dụng ở nơi ẩm thấp rất dễ gây ra tình trạng bong tróc và ẩm mốc, ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của sản phẩm.
  • Máy móc kỹ thuật để gia công gỗ Acrylic cần hiện đại, công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao. 
  • Bề mặt dễ bị trầy xước nếu bị va chạm mạnh, nên bố trí vào vị trí an toàn.

Hi vọng những thông tin về các loại phủ bề mặt gỗ này sẽ giúp cho các gia chủ có thể lựa chọn chất liệu nội thất phù hợp với không gian sống nhà mình.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.