6 Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế nội thất

Màu sắc luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thiết kế. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ nguyên tắc phối màu, thiết kế của bạn có thể trở nên rất  nhức mắt. Bên cạnh việc đưa ra những thiết kế độc đáo, việc thấu hiểu ý nghĩa của màu sắc và nguyên tắc phối màu cũng là một công việc hết sức quan trọng. Đây sẽ là yếu tố quyết định liệu sản phẩm thiết kế của bạn có thành công hay không.

Công thức pha trộn màu sắc

Từ xưa, người ta đã biết cách pha trộn những màu sắc cơ bản lại với nhau để tạo nên những gam màu nhẹ hoặc đậm hơn, nhưng tất cả đều được phân chia thành 12 màu trên bảng màu. Bắt đầu bằng 3 màu cấp 1 là: Đỏ (Red) – Vàng (Yellow) – Xanh (Blue). 3 màu cấp 2 được tạo ra bằng cách pha trộn 2 màu cấp 1 với nhau theo tỷ lệ 50-50. Cụ thể như sau:

– Màu cam (Orange) = đỏ + vàng

– Màu xanh lá (Green) = vàng + xanh

– Màu tím (Purple) = đỏ + xanh

Cuối cùng, khi trộn màu cấp 2 với màu cấp 1 theo tỷ lệ 50-50 ta sẽ thu được 6 màu cấp 3.

– Yellow Green = vàng + xanh lá

– Yellow Orange = vàng + cam

– Blue green = Xanh + xanh lá

– Blue purple = xanh + tím

– Red purple = đỏ + tím

– Red orange = đỏ + cam

Từ đó, ta đã có 12 màu trên bảng màu tiêu chuẩn. Từ bảng màu này sẽ sinh ra các quy tắc phối màu cũng như tạo thêm những màu sắc khác. Việc sáng tạo nên màu sắc là không giới hạn.

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế

Nguyên tắc phối màu đơn sắc – Monochromatic

Đây là một trong những nguyên tắc phối màu đơn giản và dễ thực hiện nhất trong thiết kế hiện nay. Với quy tắc này, bạn chỉ cần lựa chọn một màu trong bảng màu để làm chủ đạo, sau đó tạo nên độ đậm nhạt khác nhau cho màu đó bằng cách hòa trộn với màu đen hoặc trắng. Nguyên tắc phối màu này thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản. Vì cách thiết kế lựa chọn màu sắc không quá cầu kỳ nên tạo cảm giác rất dễ chịu cho người nhìn. Tuy nhiên, cũng bởi chính sự đơn giản của mình mà đôi lúc sẽ tạo cảm giác nhàm chán, có phần đơn điệu trong thiết kế. Bạn sẽ khá khó khăn trong việc tạo ra điểm nhấn cho ngôi nhà.

Nguyên tăc phối màu đơn sắc tạo nên sự tinh tế cho từng không gian

Phối màu tương đồng (Analogous)

Đối với nguyên tắc phối màu tương đồng, bạn sẽ chỉ sử dụng 3 màu sắc có vị trí liền kề nhau trong bảng màu. Cách phối màu này sẽ mang đến cho bạn một tổng thể hết sức nhã nhặn và bắt mắt. Một trong những ưu điểm nổi bật của nguyên tắc này so với nguyên tắc phối màu đơn sắc đó là bạn có thể dễ dàng tạo được điểm nhấn cho thiết kế. Mặt khác, với việc sử dụng các tông màu liền kề sẽ giúp cho thiết kế không quá rối mắt. 

Để có thể khai thác tuyệt đối những ưu điểm trong quy tắc này, bạn nên lựa chọn một màu làm chủ đạo và dùng cho khoảng 60% thiết kế. Như vậy, bạn sẽ có một không gian được phối màu tương đồng hết sức  hoàn hảo và dịu mắt.

Phối màu tương phản (Complementary)

Trong nguyên tắc này, bạn sẽ sử dụng cặp màu đối xứng với nhau trên vòng tròn màu để mang đến sự trẻ trung, năng động cho thiết kế. Cách phối màu này giúp tạo hiệu ứng thị lực vô cùng lớn. Các chi tiết như hình khối, góc cạnh đều sẽ được làm nổi bật. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tỷ lệ màu sắc được sử dụng trong thiết kế để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn nên lựa chọn 1 tông màu chính và sử dụng cho phần lớn kiến trúc cũng như nội thất ngôi nhà. Tông màu còn lại sẽ đóng vai trò tạo điểm nhấn cho toàn bộ kiến trúc.

Phối màu tương phản tạo nên sự khác biệt cho không gian

Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Đây được xem là nguyên tắc phối màu an toàn nhất trong tất cả các quy tắc. Màu sắc được sử dụng trong quy tắc này nằm tại 3 góc khác nhau của bảng màu và tạo nên một hình tam giác cân. Cách phối màu này sẽ tạo nên sự đồng điệu cho căn phòng. Tuy nhiên, sự đồng điệu này đôi khi sẽ mang đến một vài khó khăn trong việc tạo điểm nhấn trong thiết kế. 

Không gian nội thất màu sắc kết hợp ấn tượng tạo nên hiệu ứng thu hút

 

Mặc dù vậy, những thiết kế sử dụng nguyên tắc này vẫn nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng bởi màu sắc được sử dụng hết sức hài hòa, mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái cho người nhìn.

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Nếu bạn là một người yêu thích sự độc đáo, ấn tượng thì nguyên tắc phối màu này sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Cách phối màu này sẽ sử dụng ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bảng màu, tạo nên một tam giác cân. Đôi khi, để tạo điểm nhấn cho thiết kế của mình, các nhà thiết kế cũng sẽ sử dụng thêm một màu thứ tư. 

Với nguyên tắc phối màu này, bạn có  thể biến tấu, tạo ra những thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân mà vẫn vô cùng hiện đại và tiện nghi.

Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Đây là nguyên tắc phối màu cuối cùng và cũng là quy tắc phức tạp nhất, ít được áp dụng trong thực tế nhất. Thế nhưng, kết quả mà nguyên tắc này mang lại thì hết sức đáng ngạc nhiên. Bạn có thể sử dụng kết hợp giữ 2 tông màu nóng và lạnh trong thiết kế để tạo nên một kiến trúc hài hòa. Mặc dù, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian trong quá trình lựa chọn màu sắc, thử nghiệm các màu sắc với nhau, nhưng kết quả bạn nhận được chắc chắn sẽ rất xứng đáng.

Màu sắc tạo nên sự thu hút và tạo cảm xúc cho từng khôn gian nội thất

Trên đây là 6 nguyên tắc để phối màu cơ bản trong thiết kế nội thất. Để hiểu rõ hơn và tìm hiểu thêm những mẫu thiết kế nội thất độc đáo, hiện đại, hãy liên hệ ngay với Man Decor để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.